“Dân Vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Đó là câu kết của bài báo “Dân vận” do đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ngày 15/10/1949 trên Báo Sự Thật, số 120. Mấy chục năm qua, những lời Bác dạy trong bài báo “Dân vận” đã trở thành ý thức chính trị và là phương châm hành động cách mạng cho mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nhận thức được điều đó, năm học 2023-2024, Trường Tiểu học Anh Dũng tiếp tục vận động CB, GV, NV thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, ngành Giáo dục tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” cùng với các phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phong trào “Xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp”. Do vậy đã làm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường nhận thức rõ vai trò, nhiệm vụ của nhà trường, của từng cá nhân trong giai đoạn hiện nay.
Công đoàn và Chính quyền phối kết hợp chặt chẽ trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua đồng thời tuyên truyền vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết cùng thực hiện cuộc vận động này.
1. Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động với các nội dung như“Trung thực, trách nhiệm, gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh” và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn nhà trường. Đồng thời xây dựng các mô hình tiên tiến, các điển hình trong việc thi đua “Dạy tốt, học tốt”. Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác tuyên truyền kết hợp với thực hành cụ thể, tiếp tục giáo dục nâng cao nhận thức của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Nhà trường đã xây dựng kế hoạch học tập các chuyên đề một cách thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị; vận động tuyên truyền để mọi người tự giác học tập, tự nguyện làm theo và hỗ trợ giúp đỡ nhau như xây dựng nề nếp, lối sống ở đơn vị, trong đó, nhấn mạnh việc “làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức tư tưởng và hành động cụ thể của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên; lồng ghép các buổi sinh hoạt như sinh hoạt văn hóa, thể thao góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, nhà giáo, người lao động.
2. Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”
Tiếp tục tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước. Triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Ngành và các cấp tới toàn thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường
Phát động các phong trào thi đua, tổ chức ký cam kết thi đua và thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua đầu năm học. Hướng dẫn tập thể, cá nhân đăng ký thi đua trong năm học.
Tăng cường công tác quản lý, phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chuyên môn, các đoàn thể. Duy trì việc trao đổi thông tin hai chiều giữa các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường.
3. Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
a) Về đạo đức của nhà giáo
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm thực thi pháp luật và tinh thần phục vụ nhân dân trong các hoạt động giáo dục, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực trong giáo dục.
- Yêu ngành, yêu nghề, yên tâm công tác, mô phạm với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp, thương yêu học sinh.
- Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đấu tranh ngăn chặn nhà giáo vi phạm pháp luật và những qui định nghề nghiệp.
b) Về tự học của nhà giáo
- Không ngừng học tập để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn ngoại ngữ và tin học để phục vụ cho công tác và hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp nhà giáo và chuẩn cán bộ quản lý giáo dục với nhiệm vụ được giao, theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.
- Khắc phục khó khăn, có kế hoạch tự học và ý trí vươn lên rèn luyện kỹ năng, phương pháp tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức khoa học, công nghệ và nghệ thuật làm sư phạm.
- Về tự học của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, vừa là quá trình để tự hoàn thiện mình vừa để nêu gương cho học sinh.
c) Về tính sáng tạo của nhà giáo
- Sáng tạo của nhà giáo là sự đổi mới, tạo ra cái mới trong hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
- Sáng tạo trong vận động tri thức và công nghệ mới vào quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
- Tích cực nghiên cứu tự làm thêm đồ dùng dạy học mới, cải tiến đồ dùng dạy học đã có phù hợp với điều kiện cụ thể của bài dạy và sử dụng triệt để đồ dùng được cấp phát; tổ chức chuyên đề giảng dạy các bộ môn để giải quyết các vấn đề vướng mắc trong giảng dạy của giáo viên.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng công nghệ thông tin vào bài giảng và xử lý tốt các tình huống sư phạm; quan tâm giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, học sinh hòa nhâp.
- Đổi mới và cải tiến phương pháp quản lý nhà trường, quản lý học sinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo.
4. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
- Tiếp tục tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước. Triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của ngành và các cấp tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Phát động các phong trào thi đua, tổ chức ký cam kết thi đua và thực hiện các cuộc vận động từ đầu năm học. Vận động các cá nhân, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh đăng ký chỉ tiêu thi đua trong năm học.
- Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo từ Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chuyên môn, các đoàn thể. Duy trì việc trao đổi thông tin hai chiều giữa các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường.
- Tổ chức chuyên đề giảng dạy các môn học, làm và sử dụng triệt để đồ dùng dạy học. Duy trì có chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, của nhà trường.
- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể của địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh quản lý và giáo dục toàn diện học sinh. Quan tâm, hỗ trợ, động viên các đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Tổ chức các hoạt động tập thể như tổ chức các trò chơi dân gian, thi hát dân ca.., tổ chức các cuộc thi tìm hiểu các ngày lễ hội, các danh nhân văn hóa; tổ chức các cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề qua đó nâng cao nhận thức, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, khơi dậy tinh thần hiếu học trong học sinh.
- Tham mưu chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh ủng hộ nhân lực, vật liệu xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường xanh – sạch – đẹp - thân thiện.
Kết quả:
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên có nội dung đăng ký và thực hiện tốt các nội dung đã đăng ký của cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên không vi phạm đạo đức nhà giáo; thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện tốt 5 nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đảm bảo nhà trường "Xanh - sạch - đẹp - thân thiện”.
5. Các giải pháp, biện pháp chính để thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua:
- Triển khai các văn bản hướng dẫn của cấp trên như:
+ Chỉ thị số 05/CT-TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM”.
+ Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.
+ Nghị quyết số 442/NQ-CĐN của Công đoàn Giáo dục Việt Nam về việc phát động cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và lao động trong ngành giáo dục.
+ Công văn số 374/2008/CĐN, ngày 08/9/2008 của Công đoàn Giáo dục Việt Nam về tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
+ Công văn số 37/HD- CĐGD ngày 10/9/2017 của Công đoàn Giáo dục Quận Dương Kinh về việc hướng dẫn tổ chức và thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua năm học 2023-2024.
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chủ đề năm học, phân công các thành viên chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện cuộc vận động và các phong trào thi đua.
- Chính quyền, các đoàn thể phối kết hợp quán triệt sâu sắc tinh thần chỉ đạo của cấp trên tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường giúp mọi người nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực cuộc vận động và các phong trào thi đua.
- Chú trọng xây dựng đoàn kết nội bộ, xây dựng nền nếp dạy - học, nền nếp hoạt động của các đoàn thể. Thường xuyên động viên, khích lệ tinh thần thi đua của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên. Đồng thời tư vấn cụ thể để các đoàn thể trong nhà trường được kiểm tra kịp thời rút kinh nghiệm nhằm tổ chức thực hiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Sơ kết, tổng kết các hoạt động, các phong trào thi đua. Đề nghị khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai.
6. Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, nhà trường và công đoàn đã thực hiện tốt những việc làm sau:
- Kiện toàn Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ trong Ban chỉ đạo các cuộc vận động và các phong trào thi đua trong năm học 2023-2024.
- Tiếp tục tổ chức học tập, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết, các văn bản hướng dẫn về nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua tới tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
- Phát động sâu rộng nội dung cuộc vận động, các phong trào thi đua đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, đồng thời hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký, cam kết thực hiện theo các nội dung cơ bản sau:
+ Chấp hành tốt pháp luật nhà nước, giữ đúng phẩm chất đạo đức nhà giáo, chống hành vi tiêu cực, tham nhũng; không vi phạm các tai tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình “Nhà giáo văn hoá” được phụ huynh học sinh tin yêu.
+ Nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được phân công, kỷ luật lao động, điều lệ nhà trường, cơ quan với tinh thần tự giác, chủ động, sáng tạo. Thực hiện việc đánh giá, xếp loại học sinh theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm bảo thực chất, khách quan, công bằng.
- Động viên công đoàn viên tích cực tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất đạo đức; mỗi công đoàn viên phải có sổ tự học tự bồi dưỡng, ghi chép đầy đủ nội dung, tham gia đầy đủ các kỳ kiểm tra bồi dưỡng thường xuyên. Đặc biệt chú trọng đến các cuộc vận động như “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và các phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; “Xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp”.
- Phối hợp với chuyên môn kiện toàn Ban chỉ đạo; tổ chức kiểm tra đánh giá kiến thức giáo viên, tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi làm cơ sở để phân loại đội ngũ; phát động và tổ chức các đợt thi đua nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, gắn tiêu chí thi đua với nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua. Sau mỗi đợt cần đánh giá xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên để làm cơ sở bình xét thi đua cuối năm học.
- Phối hợp với chuyên môn tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, trò chơi dân gian, đêm hội trăng rằm, trại hè và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, rèn kỹ năng sống cho học sinh.
Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng, các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Như vậy công tác Dân vận đã góp phần tuyên truyền và phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật và Nhà nước. Nâng cao nhận thức cho cán bộ - đảng viên, giáo viên về truyền thống Công tác Dân vận của Đảng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, cũng như công tác chuyên môn trong nhà trường, nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường.