Chùa Một Cột
Chùa Một Cột ở công viên phía sau bảo tàng, gần Quảng trường Ba Đình.
Chùa Một Cột được khởi công xây dựng vào năm Kỷ Sửu 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông. Năm 1105 vua Lý Nhân Tông cho tu sửa chùa và dựng thêm trước sân hai tháp lợp sứ trắng. Đến năm 1108 Nguyên Phi Ỷ Lan sai người đúc một chiếc chuông lớn đặt tên là “Giác thế chung” với ý nghĩa thức tỉnh lòng thế nhân. Đến năm 1955, chùa Một Cột Hà Nội được tôn tạo lại và bảo tồn cho đến nay.Năm 1962, quần thể chùa Một Cột ở Hà Nội đã được công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia. Đến năm 2012, chùa Một Cột đã vinh dự được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á”.
Bảo tàng Hồ Chí Minh
Bảo tàng có hình vuông với biểu tượng hoa sen trắng thanh tao. Bốn khối vuông trên tầng cao nhất chỉ là một bông hoa sen. 4 khối vuông cách điệu liên kết kiến trúc của công trình với cảnh quan thiên nhiên. Hồ tròn nhân tạo đường kính 18m bằng đá tự nhiên bonsai của vùng Hoa Lư tạo nên khung cảnh sôi động. Ngoài ra, với diện tích 18.000 m2, bảo tàng Hồ Chí Minh trở thành bảo tàng lớn và hiện đại nhất Việt Nam. Tầng trưng bày gồm ba gian chính có liên quan mật thiết với nhau. Căn phòng trang nghiêm cao 9 mét, sàn trang trí bằng lá.
Trung tâm đặt tượng Bác bằng đồng cao 3,5m, nặng 3 tấn. Hồ sơ trưng bày là nội dung cơ bản của Bảo tàng. Với 8 chủ đề lớn phản ánh cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi sinh ra cho đến khi qua đời. Toàn bộ tư liệu, hình ảnh được trưng bày một cách hệ thống, sinh động nhằm giúp người xem hiểu tường tận, sinh động về cuộc đời và sự nghiệp của Người.
Không gian bên ngoài trưng bày các chủ đề và phần nhằm cung cấp và làm sâu sắc thêm hồ sơ trưng bày gắn liền với cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới trong tiến trình chung của cách mạng toàn cầu.
Bảo tàng Hồ Chí Minh lưu giữ hơn 12 nghìn tài liệu, hiện vật, tiểu cảnh và các hiện vật được quy tụ trong nước và quốc tế. Ngoài ra còn có mô tả được viết bằng tiếng Anh và Pháp.
Quảng trường Ba Đình
Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương, quận Ba Đình và là nơi Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng. Quảng trường này còn là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Quảng trường Ba Đình ngày nay có khuôn viên với chiều dài 320 m và rộng 100 m, có 210 ô cỏ (7 hàng dọc x 30 hàng ngang) xen giữa là lối đi rộng 1,4 m. Giữa quảng trường là cột cờ cao 25 m.Đây là nơi diễn ra các cuộc diễu hành nhân dịp các ngày lễ lớn của Việt Nam, và cũng là một địa điểm tham quan, vui chơi, dạo mát của du khách và người dân Hà Nội.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bác Hồ mất năm 1969, thọ 79 tuổi. Trong di chúc, Bác muốn được hỏa táng và đặt tro tại 3 miền của tổ quốc sau khi Người qua đời, nhưng thể theo ý nguyện Đảng và nhân dân lúc đó, Chính phủ đã quyết định giữ gìn nguyên vẹn thi hài và đặt trong Lăng để mọi người có thể đến tưởng niệm và viếng thăm.
Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975, gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, chiều rộng 41,2 mét lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang. Bên ngoài lăng được ốp bằng đá granite xám, bên trong làm bằng đá xám và đỏ đã được đánh bóng. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: "CHỦ TỊCH HỒ-CHÍ-MINH" bằng đá hồng màu mận chín. Xung quanh lăng là các khu vườn nơi hơn 250 loài thực vật được trồng từ khắp mọi miền của Việt Nam.
* Hoạt động trải nghiệm:
1. Đến với chiến thắng Điện Biên Phủ và cuộc diễn tập trèo hào vượt luỹ, du kích cách mạng. Luyện tập cơ bắp cường tráng, thân thể dẻo dai của một chú bộ đội Cụ Hồ;
2. Quay về Âu Lạc lần theo dấu vết Mỵ Châu. Tìm ra những chiếc lông ngỗng trong Mê Cung để giải giúp Mị Châu và An Dương Vương thoát khỏi sự truy bắt của Trọng Thuỷ;
3. Đến thăm đàn ngựa bạch cùng Thánh Gióng;
4. Làm bánh trôi nước và thưởng thức;
5. Tìm hiểu về nền nông nghiệp 4.0 hiện nay với mô hình trồng rau thuỷ canh;
6. Trải nghiệm in tranh dân gian Đông Hồ với nghệ thuật in tranh triện gỗ;
7. Tham quan, trải nghiệm làm gốm Bát Tràng;
8. Cùng làm nhà khoa học thời đại mới với các thí nghiệm lí thú của khu khoa học nhí;
9. Tham gia các cuộc thi náo nhiệt cùng hội làng Chử Đồng Tử: kéo co, nhảy bao bố, cà kheo;
Dưới đây là 1 số hình ảnh: